VÌ SAO TRUNG QUỐC ĐÔNG DÂN LẠI THIẾU NHÂN TÀI BÓNG ĐÁ?

Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền thể thao mạnh nhất thế giới. Nhìn vào số huy chương mà họ dành được ở các  kỳ thế vận hội và á vận hội cũng đủ để nói lên điều đó.

19/01/2024 14:19

“Nếu Trung Quốc có thể chơi một kỳ World Cup thì điều này sẽ không đúng với quy luật bóng đá”. Đó là những lời phát biểu của một nhà báo của tạp chí Time và nó đã phản ánh thực trạng của bóng đá quốc gia Đông Á này. Vậy tại sao lại có  câu chuyện này? 

Bóng đá Trung Quốc ngày càng đi xuống

Nó phần nhiều liên quan nhiều hơn tới văn hóa, bởi các gia đình tại Trung Quốc thường quan niệm rằng  giáo dục trước rồi mới tính thể thao sau. Nó liên quan nhiều đến quan niệm về bộ mặt của người Trung Quốc, có rất nhiều khía cạnh của vấn đề này, những vận động viên theo nghiệp thể thao thường bị áp lực về mặt thành tích và danh dự theo nhiều cách khác nhau. Rõ ràng nếu so với các quốc gia phương Tây thì nó là một trời một vực, một số người chơi thể thao kém không chỉ làm ô danh bản thân mà còn  làm ô danh gia đình, bạn bè và người thân của họ. Những thất bại của họ trở thành trò đùa được chia sẻ trên bàn ăn mỗi tối của các đại gia đình và thành tích của họ sẽ được so sánh với bạn bè và gia đình. Đa số những người làm cha mẹ ở Châu Á không giống cha mẹ ở phương Tây sẽ động viên con mình ngay cả khi đối mặt với những sự khó khăn nhất, họ sẽ la mắng bọn trẻ về sự ngu ngốc của chúng sẽ khiến gia đình cảm thấy xấu hổ như thế nào. Và bao nhiêu tiền đã được chi cho việc huấn luyện để rồi chẳng thu lại được những gì, dần dần khiến những đứa trẻ trở nên ghét môn thể thao này hơn.

Những vận động viên thể thao thường bị áp lực về nhiều mặt

Ở các quốc gia phương Tây, trường học sẽ tan giờ vào lúc 3 đến 4:00 chiều, trẻ em có nhiều thời gian để chơi với bạn bè. Ở Trung Quốc đa số các trường học mở cửa từ 8:00 sáng tới 5:30 chiều, đó là chưa kể đến trường hợp những đứa trẻ sẽ phải đi học thêm này nọ và hơn thế nữa sẽ có rất nhiều bài tập về nhà đang đợi chúng. Trẻ em phải đi học và dành quá nhiều thời gian cho kiến thức nên sẽ không có thời gian chơi bóng đủ nhiều để phát triển thành những cầu thủ giỏi. Các câu lạc bộ bóng đá dành cho thanh thiếu niên khá phổ biến ở Trung Quốc và các bậc cha mẹ cũng rất hay đưa con đến đó, nhưng chủ  yếu họ muốn đưa những đứa con mình chơi bóng để giải lao hoặc cùng lắm là vận động tay chân cho khỏe người hơn là hướng chúng trở thành những cầu thủ chuyên nghiệp. Khác với Vương quốc Anh những đứa trẻ tại đây sẽ được chơi bóng  sau vài giờ giải lao, sau bữa trưa hoặc hàng ngày sau khi giờ học kết thúc, rõ ràng nếu so sánh một đứa trẻ tại Trung Quốc thì thời gian chơi bóng không thể  nhiều bằng. Trung Quốc rất đam mê bóng đá, đó là sự thật hàng tỷ nhân dân tệ đã đầu tư vào bóng đá hàng năm nhưng họ vẫn chưa thể thu lại những thành quả thực sự.  

Việc đầu tư vào bóng đá không thu lại được thành quả

Khác với Nhật Bản, Trung Quốc thường không có hệ thống bóng đá tại các trường trung học hoặc đại học, những người đam mê bóng đá tại đất nước tỷ dân hoặc những người trong cuộc thường tỏ ra ganh tị so với những gì mà Nhật Bản làm được. Các trường học thông thường không có chương trình đào tạo bóng đá, vì vậy nếu  một học sinh không tham gia vào đội  trẻ của một đội bóng chuyên nghiệp hoặc theo học tại một trường học tập trung vào bóng đá con đường sự nghiệp thể thao của họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hay nói đúng hơn là bị chặn hoàn toàn. Về mặt bản chất, chỉ những học sinh thể hiện được những phẩm chất xuất sắc với trái bóng ở bậc trung học mới có cơ hội trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, cũng chính vì câu chuyện đó mà việc phát triển những tài  năng trẻ ở đây là một thách thức rất lớn.

Các trường học thông thường không có chương trình đào tạo bóng đá

Thế nên đội tuyển quốc gia của họ cũng thường có độ tuổi trung bình lớn hơn so với nhiều đội tuyển quốc gia khác. Độ tuổi trung bình nòng cốt của đội tuyển Trung Quốc hiện nay là trên 30, tương đối nhiều. Rất nhiều cầu thủ đã cho thấy thể lực của mình bị suy giảm. bóng đá hiện  đại nhấn mạnh đến tốc độ nên các cầu thủ  trẻ sẽ có nhiều đất diễn hơn chính vì vậy việc họ cần làm là phải trẻ hóa độ tuổi hoặc tài năng của đội tuyển nhiều hơn là dựa vào lứa cầu thủ giàu kinh  nghiệm. Như đã đề cập trước đó hệ thống phát triển bóng đá không tốt cũng chẳng thể nào tạo ra được thế hệ trẻ tốt hơn. Thêm vào đó tỉ lệ hút thuốc cao tại đất nước này cũng là một vấn đề khiến cho bóng đá bị suy thoái. Theo những thống kê vào năm 2017 cho thấy Trung Quốc đã phải chi ra hơn 350 tỷ nhân dân tệ cho việc trị bệnh phổi, điều này khá dễ hiểu khi thuốc lá tác động lớn đến phổi con người, mà bóng đá là môn thể thao vận động nhiều nên nó đòi hỏi người chơi phải có lá phổi đủ tốt. Rõ ràng thái độ khoan dung của người Trung Quốc đối với việc hút thuốc lá đồng nghĩa với việc nhiều cầu thủ sẽ hút thuốc, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến dung tích phổi, ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ và sức bền của họ. Thêm một lý do nữa khiến bóng đá không phát triển tại đây là họ thường quan niệm rằng vận động với cường độ cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của họ khi về già.

Độ tuổi trung bình của các cầu thủ là tương đối lớn

Trên thực tế khoa học đã chứng minh quan niệm này là đúng, vận động mạnh có thể dẫn đến sự trao đổi chất theo hướng ngực gia tăng tốc độ, thúc đẩy sự phân chia tế bào diễn ra nhanh để thay thế những tế bào lão hóa điều này sẽ giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống, nhưng mặt khác thì số lần phân chia tế bào không phải vô hạn nên tập luyện quá mạnh mẽ có thể rút ngắn tuổi thọ. Điều đó có nghĩa là tập luyện cường độ cao giúp đẩy nhanh quá trình lưu truyền năng lượng cũng như thông tin giúp giảm thể trọng, nhưng quá trình trao đổi chất nhanh không có nghĩa là bạn đang rất khỏe mạnh, nó có thể làm cho bạn bị già đi nhanh hơn. Một thực trạng nữa ở người Trung Quốc là rất thích các môn  thể thao không cần phải tiếp xúc quá nhiều với người khác như: bóng bàn, bơi lội, cầu lông hay là thái cực quyền. Các môn thể thao mang tính đồng đội sẽ không  phổ biến bằng các môn thi đấu cá nhân. Trung Quốc có dân số hơn 1 tỷ người thế nên chính quyền yêu cầu mỗi gia đình chỉ nên có tối đa hai con, chính những chính sách một con đã làm trầm trọng thêm xu hướng này.

Người Trung Quốc thích những môn thể thao mang tính cá nhân hơn

Marcelo Lippi người từng dẫn dắt Italia lên ngôi vô địch World Cup 2006 đã có những phát biểu sau khoảng thời gian làm việc tại đất nước này “Về mặt văn hóa, nam sinh ở Trung Quốc thích chơi các môn thể thao khác hơn là chơi  bóng đá”. Đồng thời các huấn luyện viên người Italia cũng nhấn mạnh những môn thi đấu cá nhân, một lý do khác khiến bóng đá Trung Quốc yếu kém là mức lương  cao trả cho các cầu thủ chuyên nghiệp, điều đó có nghĩa nghĩa là gì? Vào năm  2022 khi được hỏi về nguyên nhân khiến bóng đá Trung Quốc gặp khó khăn, cố vấn đặc biệt của Liên đoàn bóng đá Nhật Bản đã đưa ra nhận định rất sâu sắc như sau: ‘So với Nhật Bản và Hàn Quốc cầu thủ Trung Quốc có mức lương cao nhất, lý do chính khiến các tuyển thủ Trung Quốc không cải thiện vì họ hài lòng với tình hình hiện tại vì lương cao, họ thiếu động lực để vươn ra thế giới và cạnh tranh với các đội mạnh hơn”.

Các cầu thủ đang thiếu động lực vươn ra thế giới

Và vấn đề đang gây ra nhức nhối nhất và lúc này là vẫn nạn tham nhũng. Tham nhũng tại đất nước này ở mọi tầng lớp từ cầu thủ đến quan chức cấp cao, từ cấp độ trẻ nhất bạn phải hối lộ để các huấn luyện viên lựa chọn mình vào đội bóng. Chẳng hạn những đứa trẻ có lợi thế là rất xung sức và thể lực nhưng khi lớn lên những lợi thế đó sẽ biến mất, các quan chức cấp cao thường không biết nhiều về bóng đá hoặc là những đảng viên chuyên nghiệp chứ không phải là chuyên gia bóng đá. Tất cả các quan chức cấp cao của hiệp hội bóng đá Trung Quốc từ chủ tịch đến huấn luyện viên đội tuyển quốc gia đều bị bắt trong năm nay, đây không phải là dáng vẻ của một tổ chức chuyên nghiệp. Bất kể lý do họ bị bắt là gì về  mặt triết học các môn thi đấu thể thao ở Trung Quốc chỉ phục vụ một mục đích duy nhất, thể hiện vinh quang của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này kế thừa trực tiếp từ cách Liên Xô nhìn nhận những môn thể thao của họ, vì vậy có một lập luận rằng Đảng sẽ ưu tiên bố trí nguồn lực cho các môn thể thao dễ giành huy chương vàng nhất là các môn Olympic. Bóng đá sẽ tiêu tốn rất nhiều tài nguyên để có một tấm huy chương vàng mà họ gần như chắc chắn không thể giành được.

Tham nhũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn

Chủ tịch Tập Cận Bình chắc chắn là một người yêu thích môn bóng đá vì vậy ông đã duyệt rất nhiều ngân sách vào việc xây dựng đế chế bóng đá và đã đạt được thành công nhất định. Quảng Châu Hàng Đại là câu lạc bộ Trung Quốc vô địch AFC Champions League. Nhờ lần nhất với hai lần trên, thực tế thì cũng chỉ mới hai đội bóng ở nước này làm được điều đó tất cả là nhờ sự giúp đỡ từ các cầu thủ thi đấu tại Châu Âu đắt giá đến mức điên rồ. Họ cố gắng sao chép thành công của đội tuyển quốc gia bằng cách nhập tịch những cầu thủ này, nhưng sự tham nhũng lớn đến mức chẳng có thể làm gì được.

Chủ tịch Tập Cận Bình duyệt chi rất nhiều ngân sách cho bóng đá

Từ những câu chuyện ở trên có thể thấy Trung Quốc không phải không đầu tư vào bóng đá thậm chí họ còn đầu tư khá nhiều nhưng cách họ làm lại chưa thể mang lại hiệu quả cần thiết.  

Từ khóa : Trung Quốc, Marcelo Lippi, World Cup