VÌ SAO GVARDIOL LẠI KHÔNG HAY TẠI NGOẠI HẠNG ANH?
Gần 80 triệu bảng Anh cho một cầu thủ phòng ngự mà chẳng thắng nổi Brennan Johnson tầm trung của Tottenham đó chính là câu hỏi mà nhiều người đặt ra sau trận gặp Tottenham vừa. Màn trình diễn của Joško Gvardiol trong trận đấu đó càng làm giấy lên những nghi ngờ về cá nhân anh.
Theo trang thống kê thể thao Sofascore Gvardiol trận đấu này được chấm 6,8 điểm, thấp thứ ba toàn đội chỉ sau Rúben Dias và thủ thành Ederson. Trong trận đấu này Gvardiol đã chạm bóng 76 lần, có 54 đường chuyền và đạt tỉ lệ 89%, bốn đường tạt bóng, bốn pha truyền dài còn nói về mặt tranh chấp thì tranh chấp sáu lần, thắng ba.

Nhìn chung là cũng không quá tệ thế nhưng khi chứng kiến trực tiếp trận đấu thì Gvardiol đã mắc ít nhất một lỗi trực tiếp có thể dẫn đến bàn thua cho Manchester City.
Như là một tình huống ở phút thứ 23 bóng từ khu vực giữa sân sau khi thoát được các lớp áp lực tầm cao của Manchester City răng ra, một cầu thủ của Tottenham đã tung ra một đường truyền dài vượt tuyến dành cho tốc độ của Brennan Johnson, lúc này được đảo sang ở hành lang cánh phải. Thành thực mà nói đây không hẳn là một tình huống quá khó để không cản được thế nhưng có vẻ như trong pha bóng này thì Gvardiol đã phán đoán sai điểm rơi của bóng tạo điều kiện cho cựu cầu thủ của Nottingham Forest thực hiện một pha bứt tốc xuống đáy biển. Trước khi có tình huống đưa bóng vào trong cực kỳ nguy hiểm rất may là đã có Rúben Dias kịp thời bọc lót. Trong pha bóng này tránh một pha sai sót trực tiếp của trung vệ người Croatia, sau pha bóng trên thì trên mạng xã hội Twitter nhiều người đã hoài nghi rằng cựu hậu vệ của RB Leipzig thì có gì hay mà Man City phải bỏ ra đến gần 80 triệu bảng Anh để rước về. Liệu rằng Brennan Johnson quá nhanh hay Gvardiol quá chậm? Một số khán giả thì cho rằng Gvardiol cũng cần thời gian để hòa nhập với giải đấu xứ sở sương mù cũng như là các cầu thủ khác, một số khác thì lại cho rằng anh không có gì đặc biệt cả nhất là so với con số 78 triệu bảng Anh cộng kèm phụ phí, và lại cũng có một số người cho rằng Gvardiol đang không chơi đúng với những kỳ vọng như ngày mà anh còn ở RB Leipzig và người ta kỳ vọng việc anh sớm ngày quay trở lại với phong độ cũ, phong độ đã khiến cho Pep đã bỏ tiền ra để mua anh về.

Thực tế thì chuyện một cầu thủ gặp khó khăn khi mới sang Ngoại hạng Anh cũng không phải là một điều quá khó gặp, có rất nhiều lý do lý giải cho hiện tượng trên. Đầu tiên là Ngoại hạng Anh là một giải đấu cạnh tranh hàng đầu thế giới thử thách qua mỗi trận đấu chỉ có ngày một tăng lên chứ không có chuyện giảm đi, điều không thường thấy ở các giải bóng đá khác. Ở giải Bundesliga mà Gvardiol từng chơi bóng có một sự phân hóa tương đối giữa các đội mạnh như là Leipzig và các đội yếu hơn, còn đối với Manchester City và các đội bóng yếu ở Ngoại hạng Anh vẫn còn có khoảng cách chênh lệch về thực lực này. Xong khát khao muốn đánh bại gã khổng lồ Man City của họ đã lớn hơn cả vì thế nên là có thể nói cường độ và mặt bóng thể chất ở Ngoại hạng Anh cao hơn các giải còn lại là vì vậy. Thứ hai là câu chuyện nằm ở lối chơi Ngoại hạng Anh được biết đến với tính chất nhịp độ nhanh và đòi hỏi thể chất, Bundesliga thì cũng không phải là một giải đấu quá chậm thế nhưng mà sự khác biệt của Ngoại hạng Anh lại nằm ở chỗ nó không chỉ có một cường độ mà ở đó các đội bóng phải thay đổi tiết tấu trận đấu liên tục nhằm thích ứng với tình hình trên sân, và với riêng cá nhân của Manchester City là một trường hợp còn phức tạp hơn nữa. Huấn luyện viên của The Citizen là ông Pep Guardiola là người luôn ám ảnh về thứ hiểu nôm na là nhịp chậm lại để kiểm soát bóng, tức là Manchester City sẽ luôn có hai công tác cường độ trong người thật nhanh, thật quyết liệt trong việc thu hồi lại bóng trong chân đối thủ và đồng thời phải biết bình tĩnh cảm nhận nhịp trận đấu. Khi đã nắm được thế chủ động, chính sự điều chỉnh nhanh chậm về nhịp độ của trận đấu đã khiến cho nhiều cầu thủ gặp sốc khi phải thi đấu ở đây. Ngoài những vấn đề thuận về chuyên môn như đã đề cập ở trên thì những cầu thủ mới thi đấu ở Ngoại hạng Anh cũng cũng gặp không ít những rắc rối đến từ sự đay nghiến và phiền toái của truyền thông nước Anh. Ở Bundesliga nếu bạn thi đấu hơi xuống phong độ ở một vài vòng đấu thì không sao cả, thế nhưng ở Anh thì người ta sẽ lấy mức giá cao ngất ngưởng ra để làm nội dung đủ dùng cho một tuần. Vấn đề cuối cùng là giao tiếp, một số nguồn tin cho rằng Gvardiol vẫn chưa nói được tiếng Anh quá trôi chảy thế nhưng anh cũng không mắc quá nhiều lỗi trong việc giao tiếp trên sân nên có thể tạm bỏ qua yếu tố này. Tuy nhiên nói thế không phải để chỉ trích hoàn toàn màn trình diễn của Gvardiol, trong trận đấu vừa qua vào phút thứ 31 của trận đấu gặp Tottenham Hotspur Gvardiol đã đoán bắt được tình huống cực kỳ thông minh ngay trên khu vực sân 1/3 của đối thủ, chính pha chọn điểm rơi chính xác và pha lắc đầu này đã mở ra một pha thu hồi bóng ngay trước vòng cấm địa của Spur qua đó tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để Haaland rồi Doku, Foden và cuối cùng là Julian Alvarez phối hợp ghi bàn nâng tỉ số lên thành 2-1. Vì thế nên có thể gọi đây là màn trình diễn đưa người xem vào cảm xúc lẫn lộn của Gvardiol.

Sau trận đấu với Tottenham, khách mời nổi tiếng là Steve Nicol cho rằng ông không cảm thấy quá ngạc nhiên về chuyện Gvardiol hiện đang không thích nghi tốt ở vị trí hậu vệ trái. Trên đài ESPN khách mời này cũng chia sẻ quan điểm về việc tại sao Manchester City lại thua nhiều bàn đến như vậy trong giai đoạn đầu của mùa giải năm nay và ông cũng không ngần ngại chỉ ra Joško Gvardiol chính là cái tên phải chịu trách nhiệm về câu chuyện đó: “Đầu tiên mà tôi nghĩ đến chính xác là việc Joško Gvardiol đang không quá thoải mái khi được giao cho một vị trí xa lạ nơi mà anh ấy không thể chơi bóng một cách tốt nhất. Tôi nghĩ rằng Gvardiol đang là một hậu vệ trái, tôi cũng chưa bao giờ gặp một trung vệ nào muốn chơi rộng đến mức như vậy cả. Nếu có thì họ đã chơi như là một hậu vệ biên thuần túy từ đầu rồi. Vì thế nên liệu rằng tôi có sốc không khi thấy Gvardiol mắc sai lầm liên tục? Tôi chắc chắn là không.” Trong khi Steve Nicol không quan tâm đến màn trình diễn của Joško Gvardiol thì sự thật là các vấn đề ở phòng ngự luôn là vấn đề tập thể, hiện tại thì có một loạt vấn đề đang xảy ra khiến hàng phòng ngự của Manchester City thường không có vẻ an toàn. Ví dụ như là sự thiếu kiểm soát của hàng tiền vệ là một lý do, một phần là do sự vắng mặt của Stone vì anh ấy cung cấp nhiều sự an toàn trước những pha chuyển đổi phòng ngự và tấn công ở giữa sân. Joško Gvardiol không chỉ đóng vai trò như là một trung vệ lệch như trên sơ đồ anh còn là người trực tiếp cầm bóng tịnh tiến lên như là khu vực sâu hơn ở phần sân đối thủ kèm với đó chính là việc Kevin De Bruyne đang gặp chấn thương. Thay cho anh là tiền vệ trẻ Julian Alvarez người đang được bố trí rất cao dù là một số 10 trên danh nghĩa, hai yếu tố này đã cùng với nhau tạo ra tình trạng hơi thiếu hụt nhân sự ở khu vực sân nhà của Manchester City từ đó mà gián tiếp dẫn đến những bàn thua từ những tình huống phản công. Nhìn chung thì Manchester City đơn giản không giữ bóng đủ tốt trong một số trận đấu, có thể là ông Nicol quên thế nhưng mà Joško Gvardiol từ Euro 2020 ở vị trí hậu vệ biên trái chứ không phải là trung vệ, vị trí đã đưa tên tuổi của anh lên một tầm cao mới. Và dù còn rất trẻ ở thời điểm đó thế nhưng Gvardiol thi đấu tuyệt hay và là lựa chọn số một của ông Dalic huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Croatia ở giải đấu năm đó, và chính khả năng tấn công của Gvardiol là thứ quyết định mức giá của chính anh. Bài toán được đặt ra chính là tại sao Pep lại dùng Gvardiol, câu trả lời thực ra rất đơn giản Pep muốn biến Gvardiol trở thành một phiên bản tương tự trẻ khỏe và tấn công nhiều hơn ở hành lang đối diện.

Chúng ta hãy cùng đến với sự so sánh giữa Gvardiol và Nathan Aké trong mùa giải năm nay. Tuyển thủ người Croatia đã chơi được 817 phút, ra sân 9/10 trận đấu trong khi đó thì Nathan Aké đã ra sân 647 phút, ra sân trong 7/11 trận đấu. Điều buồn cười ở đây là mặc dù mang tiếng là một hậu vệ chuyên thủ thế nhưng Aké lại có đến hai bàn thắng và một đường kiến tạo trong khoảng thời gian trên. Trái ngược với con số không tròn chĩnh của Gvardiol thế nhưng nếu chỉ nhìn vào con số đó thôi thì sẽ rất dễ bị lầm tưởng rằng Aké công tốt hơn. Xét về khả năng truyền bóng trước, ở cả ba thông số truyền ngắn, truyền trung bình, và truyền dài đều chứng kiến sự nổi trội hơn của Gvardiol, đặc biệt là ở thông số chuyền dài. Anh đã có đến 51 đường chuyền dài, thành công 37 quả, vượt xa so với chỉ 15 quả của Aké. Ngoài ra thì Gvardiol cũng cho thấy khả năng dâng cao tốt hơn khi có đến tám quả đảo cánh cùng với đó là 14 pha tạt bóng, xong khi đó con số này của Aké chỉ là 1 và 2.
Cuối cùng chính là số hành động phòng ngự trên sân dù cả hai đều có được 13 pha tắc bóng, bảy lần thắng. Ở những vị trí của những pha bóng này là tương đối khác nhau Gvardiol chỉ có ba pha tắc bóng ở 1/3 sân nhà thì Aké đã thực hiện đến 10 pha tắc bóng ở khu vực này, bù lại thì Gvardiol đã tắt bóng đến tám lần ở khu vực tranh chấp 1/3 giữa sân. Và thậm chí là có hai lần tắc bóng ngay trên 1/3 sân nhà đối thủ dù rằng anh cũng chỉ là một trung vệ. Ngày mà Pep đưa anh về anh có lẽ cũng đã hiểu những điểm yếu và điểm mạnh của Gvardiol rồi việc Gvardiol thỉnh thoảng mắc sai lầm có lẽ cũng nằm trong dự liệu của ông, trước mắt Gvardiol là cả một hành trình dài nữa để chứng minh bản thân mình trước những ánh nhìn không mấy thiện cảm từ giới mộ điệu sau những pha lỗi vừa qua.