VÌ SAO CÁC CÂU LẠC BỘ NGẠI MUA BÁN VÀO MÙA ĐÔNG?

Kì chuyển nhượng mùa đông đã mở cửa cũng là lúc bắt đầu các đội bóng sẽ tìm kiếm thêm lực lượng cũng như nhiều cái tên Hot. Tuy nhiên cũng là rảo cản rất lớn với nhiều đội bóng, hãy cùng tìm hiểu vì sao các đội bóng lại ít chi tiêu vào kì chuyển nhượng mùa đông này nhé!

04/01/2024 02:57

Trước hết hãy nhìn vào những con số thống kê để thấy rõ được sự chênh lệch trong các khoản chi cho chuyển nhượng khi mùa giải kết thúc và khi nó diễn ra được một nửa. Trong kỳ chuyển nhượng mùa hè năm 2023 vừa qua, các đội bóng tại Premier League đã chi ra khoảng 2,8 tỷ Euro để mua sắm, đó là một con số khổng lồ và là kỷ lục trong lịch sử. Hay như mùa hè năm ngoái các đội bóng giải đấu này cũng đã chi ra tới 2,2 tỷ Euro cho công tác chuyển nhượng. Nhưng ở giữa hai phiên chợ hè này thì con số lại ảm đạm hơn nhiều, đầu năm nay các đội bóng ở Premier League chỉ chi ra khoảng 800 triệu Euro nhưng phần lớn đó là bởi Chelsea đã chi tiêu rất nhiều với những bản hợp đồng của Enzo Fernandez, Mykhailo Mudryk, Noni Madueke, Malo Gusto với tổng khoảng 270 triệu Euro, những năm trước con số thấp hơn mức 800 triệu Euro rất nhiều. Không chỉ ở Premier League mà ở những giải đấu khác cũng có tình trạng tương tự như trên.

Mùa hè vừa qua thì các đội bóng từ La Liga chi tiêu khoảng 440 triệu Euro để mua sắm. Trong khi tháng giêng năm nay họ chỉ dùng đến khoảng 36 triệu Euro, tức là chưa bằng 1/10 so với mùa hè. Vậy nên những con số có thể thấy sự e dè của các đội bóng tại Châu Âu trong phiên chợ giữa mùa giải, tất cả đều có lý do của nó và hãy cùng giải thích các khía cạnh khác nhau để nhìn một bức tranh toàn cảnh. 

Vấn đề đầu tiên có lẽ đến từ chính bản thân của những câu lạc bộ đó, nhiều huấn luyện viên thích làm việc với một bộ không ổn định có sẵn để mang tính ổn định và nếu phần lớn các cầu thủ của ông đều chơi tốt và phù hợp, việc câu lạc bộ mua hay bán thêm nhiều cầu thủ cũng sẽ trở nên vô ích cũng có thể xuất hiện một vài vấn đề trong giai đoạn đầu mùa giải. Thế nhưng mà nhiều huấn luyện viên vẫn có thể kiên nhẫn chờ đợi bởi vẫn còn một giai đoạn phía sau do các đội đã chi tiêu để mang về nhiều cái tên mới trong mùa hè mà một vài trong số đó chưa kịp hòa nhập với giai đoạn nửa đầu mùa giải thì họ vẫn sẽ có cơ hội chứng minh bản thân ở giai đoạn kế tiếp chứ chưa cần ngay lập tức phải thay thế.

Có thể lấy ví dụ của Rasmus Hojlund của Manchester United mặc dù trải qua lượt đi mà không để lại ấn tượng nhưng chắc được tin tưởng. Thêm vào đó là vấn đề tài chính, rõ ràng là không có đội bóng nào có thể liên tục mua sắm để nâng cấp thay đổi một vị trí liên tục chỉ sau vài tháng, thường thì sau ít nhất phải từ một cho đến vài mùa giải nếu bản hợp đồng trước đó không đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó một trong những vấn đề lớn nhất của kỳ chuyển nhượng mùa đông là sự hòa nhập của cầu thủ tân binh với đội bóng hiện tại. Mỗi đội bóng được dẫn dắt bởi một huấn luyện viên, họ bản sắc, phong cách, chiến thuật và triết lý khác nhau, có thể có những nét tương đồng nhưng chắc chắn vẫn có sự khác biệt. Chưa kể đến một số bản hợp đồng chuyển từ giải đấu nước này sang nước khác để nhanh chóng làm quen với môi trường và bóng đá tại đó là cả một vấn đề. Thêm vào đó là một cầu thủ được mua trong giai đoạn này, tức là họ được kỳ vọng sẽ mang đến hiệu quả gần như ngay tức thời thì càng khó khăn hơn đối với một cái tên vừa mới chuyển đến một môi trường mới. Đây là vấn đề hiện hữu đối với các đội bóng lớn do những người hâm mộ khá là khó tính, do sự kỳ vọng, phong cách chơi khác nhau và đôi khi là phí chuyển nhượng ở mức cao khiến cho các cầu thủ phải chịu áp lực rất lớn để tạo ra một màn trình diễn tốt.

Một yếu tố khác không có quá nhiều sự lựa chọn trong phiên chợ giữa mùa giải, các câu lạc bộ không muốn cầu thủ của họ ra đi ngay ở mùa giải khi đang thi đấu. Hãy thử tưởng tượng trong đội của bạn có một cầu thủ ngôi sao đang chơi tốt và đột nhiên một đội bóng khác với số tiền khổng lồ đưa ra lời đề nghị với anh ta, câu lạc bộ sẽ khó khăn để quyết định cầu thủ này sẽ ra đi bới nếu họ đang trong cuộc cạnh tranh danh hiệu vị trí trong top 4 tránh xuống hạng hay là bất kỳ mục tiêu nào họ cũng muốn giữ những cầu thủ tốt nhất của mình nhưng cũng phải suy nghĩ theo những cách để mang về được số tiền đàm phán. Vì vậy các đội bóng bên bán thường yêu cầu số tiền khổng lồ cho các cầu thủ như vậy để tạo nên sự cân bằng hay vượt trội về mặt lợi ích nhưng trong vòng 6 tháng sau số tiền chuyển nhượng có thể giảm đi rất nhiều khi mùa giải đã kết thúc. Vậy nếu không thật sự cần thiết, tại sao bên mua không đợi thêm một quãng thời gian nữa? Ở chiều ngược lại thì chính sự gấp gáp của bên mua cũng tạo nên khó khăn trong các cuộc giao dịch, đội bóng sở hữu cầu thủ sẽ muốn có lợi ích nhiều nhất như đã nói ở trên. Tuy nhiên nếu họ đưa ra một cái giá quá cao và đôi bên không thống nhất được thì thương vụ sẽ bị hủy bỏ.

Thêm một yếu tố nữa là về mặt cân bằng tài chính, nếu mùa hè là thời điểm lý tưởng để nâng cấp đội hình với nhiều bản hợp đồng cập bến thì mùa đông sẽ cần tiết chế hơn đôi chút để đảm bảo tài chính của một đội bóng trong xuyên suốt mùa giải. Đó là câu chuyện chuyển nhượng phải chi ra và cả tiền lương phải trả cho những cái tên mới đến. Với nhiều đội bóng, tiền không phải là vấn đề đối với họ, tuy nhiên luật công bằng tài chính thì vẫn ở đó, một số giải đấu như Premier League cũng có những quy chế riêng để đảm bảo cân bằng chi tiêu của một đội bóng, chẳng câu lạc bộ nào lại muốn trừ 10 điểm như trường hợp của Everton cả.

Điểm tiếp theo cần chú ý đến chính là thời gian diễn ra của phiên chợ mùa đông. Kỳ chuyển nhượng tháng giêng ngắn hơn khiến việc chốt giao dịch trở nên khó khăn hơn. Rõ ràng thực tế thời gian mua bán giữa mùa giải chỉ là một tháng mà thôi, trái ngược với 3 tháng từ tháng từ tháng 6 đến tháng 8 trong mùa hè. Thời gian là một yếu tố quan trọng để các đội bóng tìm kiếm ứng viên, xem xét sự phù hợp để định giá, đàm phán và tiến bước đến ký hợp đồng. Trong khi việc chuyển nhượng trong quá khứ thường có thể được chuyển nhượng bởi hai người, huấn luyện viên - người sẽ đưa các cầu thủ mong muốn và chủ sở hữu hoặc chủ tịch đội bóng - người sẽ ký duyệt các khoản chi tiêu đó. Thế nhưng phần lớn các câu lạc bộ hàng đầu ở Châu Âu hiện nay có quy trình ra quyết định toàn diện đáng kể, một số thành viên cấp cao của bộ phận thể thao từ tuyển trạch viên trưởng đến nhà phân tích, huấn luyện viên trưởng và giám đốc thể thao sẽ có tiếng nói của họ về bản hợp đồng mới tiềm năng trước khi hồ sơ có mặt trên bàn của giám đốc điều hành. Và chỉ khi các bên đều đã thống nhất, hội đồng quản trị hoặc chủ sở hữu mới tiến hành duyệt chi cho phương án chuyển nhượng đó và rõ ràng thời gian một tháng là khá ngắn để hoàn tất một chu trình tuần tự như vậy.

Ngoài ra còn có một yếu tố khác cũng có thể tác động đến việc các đội bóng không quá mạnh tay trong kỳ chuyển nhượng mùa đông. Nhìn vào những khó khăn ở trên rõ ràng các đội bóng có thể lựa chọn một phương án khác thay thế đó là sử dụng tạm những cầu thủ ở đội trẻ, mua một cầu thủ mới vào mùa đông có thể là sự mạo hiểm, đưa một tài năng lên chơi ở đội một cũng giống như vậy nhưng đó là phương án không làm tốn tiền chuyển nhượng. Những bản hợp đồng thất vọng trong quá khứ như Coutinho đến từ Liverpool sang Barca, Alexis Sanchez sang Manchester United, Andy Carroll từ Newcastle chuyển tới Liverpool hay Fernando tới Chelsea là ví dụ điển hình cho việc tại sao các câu lạc bộ lại ngại mua bán vào thời gian nhạy cảm giữa mùa. 

Mặc dù vẫn có những bản hợp đồng mùa đông mang đến sự hiệu quả như trường hợp của Bruno Fernandes cũng như một số cầu thủ khác, thế nhưng mà nhìn chung vẫn có quá nhiều rào cản để các đội bóng mạnh tay chi tiêu trong kỳ chuyển nhượng giữa mùa giải như đã liệt kê. Tuy vậy đối với bất kỳ sự thay đổi nào đối với những đội bóng lớn đều rất được chú ý. Đặc biệt là đối với những bản hợp đồng đến vào giữa mùa giải lại càng khiến cho người hâm mộ quan tâm.

Vậy hãy cùng chờ đợi xem trong tháng giêng này để xem có những bản hợp đồng nào đáng chú ý được hoàn tất hay đâu sẽ là cái tên bom tấn được xuất hiện cùng nhau dự đoán bên dưới nhé!                                       

Từ khóa :