TÓM TẮT NHANH: VÌ SAO MOURINHO KHÔNG MUỐN GIỮ QUẢ BÓNG QUÁ LÂU?
Mourinho đã từng rất yêu Barcelona, dù không cùng một hệ tư tưởng về mặt chiến thuật. Nhưng xét về khía cạnh tinh thần, thì Mourinho chắc chắn là một trong số ít những người đã cảm mến thứ văn hóa gắn liền với bóng đá này.
Câu chuyện về một nhà cầm quân từng tận mắt chứng kiến sự tráng lệ của Barca tại Bernabeu, đã nảy sinh nhiều câu hỏi. Vì sao Mourinho không muốn giữ quả bóng quá lâu? Cùng chúng tôi khám phá điều này trong bài viết dưới đây.

Người ta thường nói rằng vật cực tất phản, và chuyện làm việc của Barcelona đối với Mourinho có lẽ cũng vậy. Môi trường đậm đặc triết lý kiểm soát bóng chơi chủ động sẽ rẽ con người sang hai hướng: một trở thành muôn đời, hai trở thành kẻ thù. Tình yêu của Mourinho với Barca có lẽ là một trong những mối nghiệt duyên lớn nhất của thế giới bóng đá.
Mourinho cứ yêu dù biết rằng hai số phận sinh ra đã tách biệt. Ở Barca, Mourinho chỉ là một người ngoài, ông chưa từng chơi cho Ajax Amsterdam nơi các huấn luyện viên vĩ đại của Barca như Rinus Michels và Johan Cruyff xuất thân. Vì thế mà một bộ phận không nhỏ các cổ động viên của Barcelona đã gọi Mourinho với cái danh xưng đầy mỉa mai rằng ông chỉ là "thằng phiên dịch". Thế nhưng, người ta không biết rằng vài năm sau, chính cái gã mà họ gọi là "thằng phiên dịch" lại khuynh đảo châu Âu.

Từ năm 2003 đến năm 2010, Mourinho đã được xem là người dẫn đầu trong xu hướng chiến thuật của bóng đá thế giới. Với hệ thống 4-2-3-1, ông khiến những người xung quanh phải chú ý bằng việc tính toán những tình huống cụ thể ở trên sân, từ đó biến những cuộc đấu 11 với 11 thành những cuộc đấu tay đôi và thắng. Nhưng có một mệnh đề Mourinho có lẽ cũng không muốn nhắc lại trong sự nghiệp của mình, đó là: Mourinho không biết chơi tấn công. Mourinho kỳ thực chẳng phải là một huấn luyện viên chỉ biết phòng ngự.
Khi nhắc đến "mệnh đế" đó, tiền vệ khi ấy còn khoác áo Manchester United là Ander Herrera đã tỏ ra bất ngờ và anh còn đưa ra những ví dụ nhấn mạnh về việc Mourinho hoàn toàn chơi tấn công được. Tôi thấy "mệnh đế" đấy thật buồn cười. Hãy xem Mourinho đã làm gì ở Chelsea. Ông ấy từng tung ra sân đội hình của Fabregas, Willian, Oscar, Eden Hazard và Diego Costa, chỉ có duy nhất Nemanja Matic ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Những cái tên trên không đủ sức để phục vụ một lối chơi hấp dẫn à. Hoặc ở Madrid, nơi đội bóng ông ấy ghi được số bàn thắng kỷ lục trong một năm, thì sao? Tôi chỉ biết rằng Chelsea của Mourinho đã vô địch Premier League trước đó, bất chấp những khó khăn bủa vây. Đối với tôi, Mourinho không phải là một huấn luyện viên chỉ biết phòng ngự.”

Không một huấn luyện viên nào được gắn mác huấn luyện viên thiên về phòng ngự hay huấn luyện viên thiên về tấn công. Giờ thì nói đến hai trọng tài huấn luyện viên theo trường phái tấn công giỏi nhất thế hệ hiện tại, đó là Klopp và Guardiola. Cả hai cá nhân xuất chúng này luôn nói rằng họ coi trọng việc phòng ngự cũng như là tấn công, nếu không muốn nói là hơn. Thực ra, trường phái tấn công hay trường phái phòng thủ không có gì cố định cả. Nó chỉ là thứ mà người xem tự nghĩ ra khi họ nhìn thấy trên sân.
Làm việc của Mourinho ở mùa giải La Liga 2011-2012 là một minh chứng. Năm đó, Real Madrid ghi được kỷ lục 121 bàn thắng, hiệu số là dương 89, cùng điểm số lên đến 100. Một chức vô địch kỷ lục của Jose Mourinho. Xếp về mặt cá nhân, lối chơi của Mourinho đã tạo ra bệ phóng giúp CR7 ghi được 46 bàn thắng và 12 đường kiến tạo sau 38 trận. Mourinho đã xây dựng hệ thống quanh các cầu thủ, ông không biết muốn các cầu thủ phải làm gì. Chính những thứ khô cứng như phòng ngự hay cự ly đội hình mới chính là tiền đề giúp cho hàng công thăng hoa. Một trong những điều kiện tiên quyết của Mourinho trong bóng đá là: nếu bạn có bóng, bạn sẽ mắc nhiều lỗi hơn và cuối cùng ai ít mắc lỗi nhất thường sẽ thắng. Đó là lý thuyết của Mourinho và nó thực sự đã tác dụng ở một mức độ nào đó. Nếu không, ông đã chẳng thành công như vậy.

Tuy nhiên, bóng đá hiện đại tập trung nhiều hơn vào lối chơi chuyển trạng thái và kiểm soát bóng. Phong cách của Mourinho đã trở nên lỗi thời theo thời gian. Quan điểm của Mourinho là không cần mắc sai lầm trước khi ghi bàn. Vậy thì sẽ ra sao nếu có người vừa công vừa thủ tốt? Pep chính là người như vậy. Quan điểm của Pep gói gọn trong bốn chữ là "tiên phát chế nhân", nghĩa là ra tay trước khi đối thủ kịp phòng ngự.
Pep công hay, và thành tích phòng ngự của các đội bóng dưới thời Pep cũng không hề kém, nếu không muốn nói là tốt hơn. Quan điểm của Pep là nếu đối phương không có bóng, họ không thể ghi bàn. Đó cũng là một nguyên tắc rất tốt khi phòng thủ. Cách giải thích chính xác và chi tiết hơn về phong cách của Mourinho là ông ấy thích kiểm soát trận đấu hơn là kiểm soát bóng. Nếu có bàn trước, đội của Mourinho sẽ chơi phản công tuyệt vời. Khi không có bàn, đội bóng của Mourinho sẽ chơi trạng thái rình rập, và với một huấn luyện viên ưu tiên sự an toàn, đội hình của Mourinho sẽ vô thức lùi về phần sân nhà, khiến cho đội bóng trông như đang dựng xe buýt hai tầng.
Tuy nhiên, trong sự nghiệp sau này, Mourinho đã không làm được điều đó, ông ấy không phải là một huấn luyện viên phòng ngự. Ông ấy chỉ là người đã không thể tiến theo mức độ của thời đại. Thực ra, nếu xét trên khía cạnh ý tưởng, thì có vẻ như quan điểm về bóng đá và triết lý của Mourinho gần giống với thứ gọi là "kèm pressing" của Bundesliga hay Red Bull.

Trở lại với câu chuyện về phong cách của Mourinho và kèm pressing, quan điểm của họ khác nhau. Liverpool và các đội chơi không pressing thường chọn việc cao đội hình, chấp nhận rủi ro để chủ động ép cho đối thủ phải mắc sai lầm. Trong khi đó, Mourinho cố gắng tìm ra sự sai lầm từ phía đối thủ bằng cách tương đối thụ động. Liverpool luôn muốn tìm cách sinh lợi trong tình thế khó khăn, còn Mourinho ngồi im đợi giặc. Thứ đã khiến Mourinho trở thành hiện tượng trong làng huấn luyện viên thế giới. Mourinho không phải là người khai sinh ra chiến thuật này, nhưng ông chính là người làm tốt nhất trong lịch sử. Vấn đề là bóng đá hiện đại không tìm khoảng trống giữa các tuyến, mà các khoảng trống và cơ hội sẽ xuất hiện từ những động tác xử lý của cầu thủ trên sân. Vì thế, việc bố trí một đến hai người gác một khoảng không trên sân xuyên suốt cả trận không còn hiệu quả nữa.
Tóm lại, Mourinho không thực sự là người mang tư tưởng phòng ngự quá nặng, nhưng chính vì những điều tiên quyết trong chiến thuật mà ông áp dụng lên các đội bóng, đã vô tình khiến người ta nhìn thấy bộ mặt phòng ngự thường xuyên hơn. Và lý do Mourinho không muốn giữ bóng lâu, thì cũng đơn giản thôi. Bởi ông ấy đẩy rủi ro về phía đối thủ, bắt đối thủ chơi trò chơi tâm lý và hạ gục họ bằng sự tỉnh táo trong từng giai đoạn của trận đấu.