QUỸ LƯƠNG CỦA MỘT ĐỘI BÓNG LÀ GÌ?
Kỳ chuyển nhượng mùa đông đang diễn ra một cách ảm đạm, đã hai tuần trôi qua mà các câu lạc bộ Premier League vẫn chưa được công bố một bản hợp đồng bom tấn nào.
Sự yên ắng này phần nào được Tottenham phá vỡ, nhìn chung đó cũng chỉ là những bản hợp đồng cho mượn mang tính chữa cháy nhiều hơn cho một kế hoạch dài hạn. Để giải thích cho sự yên lặng này các huấn luyện viên đều có những câu trả lời chung chung và nó đều hướng về một lý do cuối cùng đó là luật công bằng tài chính.

Trong bộ luật UEFA ban hành, số tiền mà một câu lạc bộ được phép chi trả cho những hạng mục như lương cầu thủ, tiền chuyển nhượng và hoa hồng cho người đại diện không được phép vượt quá 70% doanh thu của mùa giải. Bên cạnh đó Premier League cũng có một bộ luật riêng mang quy tắc lợi nhuận và bền vững có tên gọi là PSR .

Tiêu biểu trong bộ luận này là quy định trong vòng 3 năm một câu lạc bộ không được phép lỗ quá 105 triệu bảng, nếu không những đòn trừng phạt sẽ ngay lập tức dáng xuống đầu họ. Về cơ bản thì PSR và FFB cũng có những nét tương đồng vậy nên chúng ta mới được chứng kiến câu chuyện Everton bị trừ 10 điểm cuối năm trước. Nguyên nhân được nêu ra là do trong ba mùa giải gần nhất đội chủ sân Goodison Park đã công bố khoản lỗ lên đến 373 triệu bảng, vượt xa so với con số cho phép. Đối với các câu lạc bộ việc chi trả lương cũng được tính và vào chi phí của một mùa giải. Và tất nhiên là nhiều câu lạc bộ sở hữu một dàn nhân sự với toàn những siêu sao thì tiền lương sẽ là một con số không hề nhỏ, nếu như khoản này vượt quá so với doanh thu thì tất nhiên là sẽ gây ra khoản lỗ. Chính vì vậy mà các đội bóng hiện tại phải rất chú ý trong việc chiêu mộ và trả lương cho các cầu thủ. Thậm chí nhiều đội còn phải chia tay với những công thần của mình khi tiền lương của họ nhiều khả năng sẽ dẫn đến những khoản lỗ trong tương lai, đây chính là nguyên nhân Lionel Messi thời điểm anh chia tay Barcelona.

Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem quỹ lương của một câu lạc bộ là gì? Quỹ lương là tổng số tiền một câu lạc bộ có thể chi ra để trả cho cầu thủ trong một mùa giải. Việc quỹ lương được sinh ra nhằm ngăn chặn những đội bóng nhà giàu dùng tiền để củng cố sức mạnh cũng như chèn ép các đội bóng chiếu dưới. Quỹ lương sẽ được dùng để chi trả cho các cầu thủ, huấn luyện viên và cả đội ngũ ban huấn luyện, nhưng thường thì các cầu thủ sẽ chiếm đa số trong quỹ này bởi câu chuyện mà một cầu thủ nhận được cả trăm ngàn bảng một tuần đã là một điều hết sức bình thường. Ý tưởng về việc quỹ lương lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2012, theo đề xuất ở thời điểm đó mỗi câu lạc bộ tại Premier League sẽ nhận được khoản tiền sau khi mùa giải kết thúc trong đó bao gồm tiền thưởng từ ban tổ chức cũng như tiền bản quyền truyền hình mỗi đội nhận được.

Căn cứ vào con số trung bình, khoản lợi nhuận này cho 20 đội góp mặt tại Ngoại hạng Anh. Ban tổ chức sẽ định ra quỹ lương mà theo đó câu lạc bộ sẽ phải giới hạn cho các cầu thủ huấn luyện viên và thành phần huấn luyện trong mức cho phép, nếu vi phạm các quy tắc này các câu lạc bộ sẽ chỉ được trả lương cho các cầu thủ mới mua trong một khoảng gọi là ngoại lệ. Chưa hết nếu vượt quá quỹ lương, các câu lạc bộ sẽ bị đánh thuế gọi là xa xỉ phẩm hàng ngày dựa trên con số mà họ vượt quá. Giả sử Chelsea vượt quỹ lương 1 triệu bảng thì mỗi ngày họ sẽ đóng phạt 1 triệu bảng, biện pháp này được đưa ra để ngăn chặn tình trạng các câu lạc bộ ở Premier League dù làm ăn có lãi nhưng vẫn phải gánh những khoản nợ khổng lồ. Điều này dẫn đến việc họ có thể vỡ nợ bất cứ lúc nào và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính ổn định của giải đấu. Hơn thế nữa nguyên tắc này cũng đặt ra cho các câu lạc bộ xứ sở sương mù chú trọng hơn vào công tác đào tạo trẻ khi mà thực trạng thời điểm đó cho thấy các cầu thủ ngoại quốc đang làm mưa làm gió tại giải bóng đá Anh quốc, điều này là lý do cho việc các câu lạc bộ Premier League liên tục thất bại tại đấu trường Châu Âu. Hơn thế nữa việc đào tạo trẻ mang lại một lợi ích không hề nhỏ là các câu lạc bộ sẽ không tốn tiền chuyển nhượng và lại nếu họ quyết định bán cầu thủ đó cho câu lạc bộ khác thì số tiền thu về sẽ được được tính vào lãi dòng. Thời điểm mà ý tưởng này được đề bạt nó đã vấp phải sự phản đối của nhiều câu lạc bộ trong đó có Man City, và ngược lại Chelsea và Man United ra sức ủng hộ. Theo thời gian nguyên tắc về quỹ lương ngày càng hoàn thiện và được áp dụng vào bóng đá châu Âu Chí vì vậy mà chúng ta mới có được chứng kiến các câu chuyện đã diễn ra về chủ đề quỹ lương.

Như đã nói ở đầu Ngoại hạng Anh có một quy tắc riêng là quy tắc về lợi nhuận và bền vững PSR. Hiện tại ban tổ chức Ngoại hạng Anh đang có một đề xuất với một mức trần mới cho quỹ lương. Con số này sẽ dựa trên doanh thu của đội thấp nhất tại giải đấu và nhân với hệ số hai, hiểu nôm na là nếu doanh thu thấp nhất mà một đội có được sau mùa giải này là 100 triệu bảng thì mức trần lương sẽ là 200 triệu bảng, và nó áp dụng cho cả Premier League. Các quy định của Fifa nêu rõ rằng các câu lạc bộ sẽ được chi tối đa 70% doanh thu cho việc trả lương, nhưng hiện tại các quy định sẽ được siết chặt hơn rất nhiều khi xuất hiện FSR. Nghĩa là nếu một câu lạc bộ tại Premier League thi đấu tại Champions League hay Europa League thì sẽ phải tuân thủ cùng lúc hai nguyên tắc FFB và PSR. Tất nhiên là điều này một lần nữa lại bị phản đối và những người thất vọng nhất chính là các cầu thủ, thử nhìn vào số trận đấu ngày càng tăng lên của họ khiến bị bào mòn sức khỏe đến cùng kiệt với mức trần lương như đề xuất thì đương nhiên là thu nhập của các cầu thủ sẽ không tương xứng với sức lực mà họ bỏ ra.

Cuối cùng thì giới chủ mới là những người được hưởng lợi bởi số tiền lương mà họ sẽ phải trả giảm đi rất nhiều. Theo cách tính ban đầu thì giả sử mức trần lương mà câu lạc bộ có thể chi trả là 200 triệu bảng thì rất nhiều câu lạc bộ tại Ngoại hạng Anh sẽ phải gặp vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Thời điểm hiện tại Man United và Man City đang là những đội có quỹ lương vượt qua con số này, việc giới hạn quỹ lương tuy có nhiều bất cập nhưng cũng đem lại khá nhiều lợi ích. Đầu tiên là nó giúp đảm bảo tính cạnh tranh ở giải đấu. Cái thứ hai là để tránh cho việc các câu lạc bộ bị thua lỗ quá nhiều dẫn đến phá sản. Cuối cùng là nếu chi nhiều vào việc trả lương cho các cầu thủ, các câu lạc bộ sẽ không còn quá nhiều tiền để đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư vào công tác đào tạo trẻ. Việc quỹ lương phình to không chỉ là vấn đề ở riêng Premier League mà còn lan rộng ra khắp Châu Âu. Nếu một đội bóng chi nhiều tiền vào việc đãi ngộ các cầu thủ và dành về các danh hiệu, từ đó cân bằng lại sổ sách thì mọi chuyện sẽ tạm chấp nhận được. Nhưng nếu chi quá mạnh tay mà thành tích bết bát thì họ nên coi chừng nhất là đối với Chelsea.

Hãy nhìn vào tấm gương của Barcelona thời điểm hè năm 2021 khi họ phải nói lời chia tay với công thần số 1 Lionel Messi, thời điểm đó El Pulga đã chấp nhận giảm một nửa lương để lại với đội bóng đã xây dựng nên tên tuổi của mình, dù vậy số tiền mà Barca phải trả cho siêu sao người Argentina vẫn lên đến 50 triệu bảng một mùa. Và với con số đã được đưa ra để giữ chân ngôi sao của mình ở lại, Barca đã phá vỡ các nguyên tắc trong luật công bằng tài chính đã cam kết với La Liga ở mùa giải 2021-2022. Thời điểm đó Barca quyết tâm đưa giới hạn lương của họ xuống theo yêu cầu của La Liga, khi đàm phán với nhóm cầu thủ trụ cột gồm Gerard Piqué, Sergio Busquets, Sergi Roberto giảm 40% mức lương. Bên cạnh đó họ cũng giao bán nhóm cầu thủ nhận lương cao gồm Antoine Griezmann,Ousmane Dembélé, Philippe Coutinho và Martin Brightway nhưng cuối cùng tất cả đều không thành công.

Luật công bằng tài chính ngày càng khắt khe dẫn đến việc quỹ lương của một đội bóng cũng có những quy tắc buộc phải tuân theo. Những quy định mạnh tay được đưa ra khiến một vài đội bóng lâm vào tình cảnh vô cùng khốn khổ khi không mua được người đã chớ, họ còn phải bán đi những trụ cột của mình để cân bằng lại quỹ lương. Vụ việc tiêu biểu gần đây chính là trường hợp của Newcastle rất có thể họ sẽ phải chia tay với Bruno Guimarães ngôi sao số 1 của mình.